Lọc Truyện126 bài viết tìm được
126 bài viết tìm được
Ma Tôn
– Hắn là thượng cổ Ma Tôn, trái tim đã loại bỏ phần tình ái.
Nàng là Hoa Lan, đời này có lẽ mãi chỉ là một tiên linh nhỏ bé
Nhưng thế gian đầy những bất ngờ và kỳ ngộ
Lương duyên đã định có mấy cưỡng lại được
Tru tiên đài, hắn vì nàng bất chấp sinh mệnh
Chốn hồng trần, nàng vì hắn mất hết tiên linh
Bãi bể nương dâu, vật đổi sao dời
Hắn cùng nàng nắm tay nhau vượt qua năm tháng…
“Không khống chế được xao động trong nội tâm, không đè nén được dục vọng trong lòng. Cơ thể hắn bị kích động như những thiếu niên người phàm mà thường ngày hắn xem thường. Nhưng điều khiến Đông Phương Thanh Thương không thể lý giải bản thân nhất là… hắn cảm thấy mình làm như vậy… rất khá.”
Giới thiệu
Trải qua trăm cay ngàn đắng tính kế, người của Ma giới cuối cùng cũng thả được Đông Phương Thanh Thương ra khỏi phong ấn thượng cổ. Bọn họ mong rằng hắn sẽ dẫn dắt quần ma đánh lên Thiên giới, trở mình làm chủ, thống lĩnh ngũ hành tam giới.
Nhưng bọn họ dần dần phát hiện, thì ra họ nghĩ sai rồi.
Ma Tôn ngày xưa này đây đúng là không giận mà uy, đúng là có thần lực vô biên, nhưng mà hắn ta…
Hình như là một tên dở người…
Không những lắm lúc sáng nắng chiều mưa, thỉnh thoảng thay đổi xoành xoạch mà còn suốt ngày suốt đêm lảm nhảm lải nhải thì thì thầm thầm, một mình lầm bầm như vậy là bệnh quái gì đây!
Tiểu Lan: “Hắn đâu có bệnh, hắn chỉ đê tiện… không thích nhìn thấy người khác sống yên lành mà thôi.”
Đông Phương: “Ta chỉ không thích nhìn thấy mỗi cô yên lành thôi.”
Tiểu Lan: “…”
Ngô Gia Kiều Thê
– Khương Lệnh Uyển ở kiếp trước chính là dạng phụ nữ bướng bỉnh, dù kết hôn 5 năm nhưng vẫn không có con. Thế mà Lục Tông chưa từng ghét bỏ vẫn cứ sủng nàng đến đòi mòi, chỉ thiếu điều mang tim gan móc ra cho nàng.
Sống lại một lần nữa, Lệnh Uyển quyết định làm một kiều thuê, giúp Lục Tông chứng bánh bao, luộc bánh bao, rồi lại luộc bánh bao, chưng bánh bao…
Mục tiêu đời này của nàng chính là có thể với Lục Tông, ba năm ôm hai, mười năm một đàn!
Nhưng vấn đề là bây giờ nàng chỉ là một tiểu oa nhi mập mạp trắng trẻo a!
“A, vú nương, ta đói” – Vẫn là ăn no rồi lại đi tìm Lục Tông đi.
Ý nghĩa tên truyện: cô vợ xinh đẹp của tôi, chữ “ngô” ở đây nghĩa là của tôi chứ không phải một họ nhé, còn chữ “kiều” tác giả dùng có hai nghĩa, một là xinh đẹp đáng yêu, hai là tính tình bị nuông chiều.
Chúng Thần Chi Nguyên
– Dương Thanh Dao vén chăn lên, quan tâm nói: “Mộng Thần mau vào đi, kẻo bị cảm lạnh.” Lục Mộng Thần đáp ứng một tiếng, chui vào trong chăn. Dương Thanh Dao cũng chầm chậm trút bỏ y phục, trên người chỉ còn lại một chiếc yếm. Làn da trắng như tuyết lộ ra, nàng khẽ sờ vào người, thầm thở dài, lòng nghĩ đến đêm nay phải đem chung thân giao cho một nam nhân, dẫu sao đây là nàng tự nguyện, đối với Mộng Thần nàng phát hiện càng lúc càng yêu hắn nhiều hơn.
Lục Mộng Thần nằm trên giường, nhìn về thân thể mỹ lệ tuyết bạch đó, trong đầu đột nhiên nhớ đến mây mù ở đỉnh núi Mộng Thần, là thanh khiết, là ẩn hiện như vậy…Dương Thanh Dao cũng vào trong chăn, nằm xuống. Giữa hai người lại xuất hiện màn kịch ban nãy, không ai lên tiếng, nhất thời chỉ là một khoảng tĩnh lặng.
Dương Thanh Dao có vẻ bình tĩnh nhưng kỳ thực trong lòng đã như hươu nhỏ nhảy loạn. Nàng đưa mắt nhìn Lục Mộng Thần, trong lòng thầm nói: Lục Mộng Thần, thiếp là thê tử của chàng, tại sao chàng không thể chủ động một chút chứ? Đợi một hồi, Dương Thanh Dao cảm thấy không thể cứ như vậy, xem ra bản thân nhất thiết phải chủ động xuất kích, có lẽ Mộng Thần tờ giấy trắng này chút hoa văn cũng không có, chẳng ngờ lại cần nàng dụng tâm để in ấn ký lên sinh mệnh.
Dương Thanh Dao trước tiên trút bỏ chiếc yếm xuống, toàn thân trần trụi nghiêng mình ôm lấy cơ thể Lục Mộng Thần. Sau đó dịu dàng nói: “Mộng Thần, thiếp giúp chàng cởi khố ra, tiếp theo chúng ta thực hiện điểm thứ hai trong quy củ giữa phu thê, được không?”
Ác Nhân Thành Đôi
– Thế nào là ác độc? Chính là khiến họ cảm thấy căm ghét, kinh sợ, cảm thấy bản thân đang bị ức hiếp.
Vậy có cách gì để ngăn chặn? Cổ nhân đã nói. dạy chi, thuận chi, lấy y thiện độ chi.
Điều này khiến Trang Thư Tình chỉ cười nhạt bởi giết người không cần quá phức tạp, nó chỉ như cái chớp mắt mà thôi.
Nàng vẫn biết rằng có nhân ắt có quả nên tuyệt nhiên chưa từng hối hận, nhưng nếu có ai để dựa vào thì thật tốt.
Phong Lưu Thánh Vương
– Chỉ là một câu chuyện nói về hành trình liệp diễm của một thanh niên tại dị giới. Yêu tinh mị cốt, thục phụ phu nhân, băng sương tuyết nữ,… hãy xem ta thu phục các ngươi như thế nào. Đây là công pháp ma đạo cho nên hãy cân nhắc trước khi đọc
Kiêu Phong
– Kiêu Phong! Hắn là một cánh chim bằng lướt gió, bay vút lên trời xanh, ngạo nghễ ngắm nhìn thiên hạ quy phục dưới chân mình!
Kiêu Phong! Hắn là một con sói tham lam, đầy tham vọng, biết ẩn nhẫn, đẩy đưa, cũng không thiếu hung tàn ngoan độc!
Kiêu Phong! Hắn là một cơn gió kiêu hùng hay một cơn lốc xoáy quét qua cõi đời loạn lạc?
Hắn tên là Lục Thiên Phong và hắn cũng mạnh mẽ như gió, mềm mại như gió, uyển chuyển như gió từ trời cao!
Phải, hắn là một con sói hung tàn độc ác, nhưng hắn còn là một đứa con hiếu thảo, một người đàn ông lãng mạn đa tình, một người chồng ân cần chu đáo, một người anh tràn đầy tình cảm đối với em gái!
Hắn là người có ân tất báo, một người sở hữu một trái tim mẫn tiệp, một trí tuệ sắc sảo!
Hắn là trai giữa thời ly loạn, là một tướng lĩnh trí dũng song toàn, là anh hùng giữa những kẻ anh hùng!
Một khúc Kiêu Phong, miêu tả quá trình một con suối nhỏ tiến nhập vào Đại Giang, bỗng quay đầu lại, đã qua mấy mùa xuân hạ thu đông…
Sau loạn An Sử, đế quốc Đại Đường cực thịnh đã bắt đầu suy tàn và dần dần sụp đổ, trải qua vô số chiến loạn, lãnh thổ chia năm xẻ bảy, tạo thành đế quốc Đại Chu, đế quốc Đại Yến, đế quốc Đại Hán, đế quốc Đại Việt… Hắn – Lục Thiên Phong, nguyên là Lý Trác, một người hiện đại, một ngày kia bất chợt bị sét đánh, hồn xuyên về thời Đại Đường suy vong.
Lúc bấy giờ, Đại Đường suy tàn, loạn trong giặc ngoài, quân thần ly tâm, nguy cơ trùng trùng. Hắn như một con thiêu thân bé nhỏ, bất chấp biển lửa thiêu đốt, vẫn kiên định lao vào vòng xoáy hiểm nguy của quyền lực,vì quyết tâm sinh tồn, vì khát vọng, cũng vì dã tâm ngấm ngầm thiêu đốt. Người xưa nói loạn thế tạo anh hùng, quả không sai. Từ một nhân vật nhỏ nhoi, bằng vào ý chí nghị lực kiên định và tham vọng sôi trào trong huyết mạch, hắn từng bước trèo lên từng nấc thang quyền lực, tiêu diệt địch nhân tứ bề, hóa thân thành một luồng gió Kiêu Hùng, mạnh mẽ quét sạch bốn phương. Từ đây trở đi, không còn ai dám coi khinh hắn, không kẻ nào dám cả gan chèn ép hắn. Từ đây trở đi, hắn chễm chệ ngồi trên đỉnh cao, tay nắm đại quyền, người người ngưỡng vọng, mỹ nữ ái mộ…
Kiêu Phong kết hợp không chỉ lịch sử, quân sự, mà còn trộn lẫn cả võ hiệp, và một chút chất tu chân. Văn phong Hải Phong Nhi ngắn gọn, giản dị, không hoa mỹ, nhưng vẫn khá tinh tế với những đoạn miêu tả nội tâm, lột tả những góc riêng thầm kín, rất người của nhân vật, tạo nên nét đặc sắc, hấp dẫn rất riêng. Mỗi chương đầy sự kiện dồn dập tiếp nối, chương đã tận, nhưng âm hưởng vẫn còn vang vọng trong tâm trí người đọc, kích thích người đọc muốn biết ngay lập tức chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo.
Lục Thiên Phong không phải là một con người hoàn mỹ, Hải Phong Nhi đã tạo nên một nhân vật đa chiều, có ưu có khuyết, là một người vẫn có thể dễ dàng phạm sai lầm. Tuy là một người đầy hùng tâm tráng chí, tầm nhìn xa rộng, nhưng hắn vẫn có thể đau đầu vì vài chuyện nhỏ nhặt khi nó liên quan đến thân nhân, những lúc cô đơn hắn vẫn rất cần tri kỷ bầu bạn, cũng biết đau, biết yêu, rất đa tình mà lại chân tình…. Vì thân nhân, hắn có thể bất chấp tất cả, hắn quyết vượt lên mọi trở ngại, từ một dòng sông nhỏ đổ về Đại Giang, một phần vì cũng chỉ vì lo lắng cho sự an nguy của người thân yêu giữa thời loạn thế…
Nhóm dịch Nghĩa Hiệp kính mời quý độc giả đón đọc Kiêu Phong, một tác phẩm đặc sắc, hấp dẫn và rất đáng đọc của Hải Phong Nhi!
Thiên Nghịch
– Chuyển niết bàn, thiên huyền chỉ thiên!
Độ sinh tử, rèn luyện linh đan!
Phá càn khôn, vì thấy người kia một mặt;
Chưởng luân hồi, chỉ đổi ngươi miệng cười!
Cổ Đại Nông Gia Hằng Ngày
– Nông nghiệp đại học nghiên cứu sinh Đỗ Cẩm Ninh xuyên qua, xuyên đến đối ngoại giới tính vì “Nam” mười tuổi tiểu nữ hài nhi trên người, nhân khắc phụ mà bị tổ phụ mẫu khắt khe, cùng mẫu thân tỷ tỷ quá thực không bọc bụng nhật tử.
Chớ sợ chớ sợ, trước tiên ở học đường làm học bá, viết viết thoại bản; lại phân gia, khoa học làm ruộng, cấp người thành phố làm điểm lâm viên thiết kế, hạnh phúc nhật tử liền ở trước mắt. Cái gì, ngươi nói thiếu cái hôn phu? Ai có thể biện ta là sống mái, ta gả cho hắn.
Quái Phi Thiên Hạ
– Nữ chính là Dạ Dao Quang vốn là truyền nhân của gia tộc chuyên về phong thủy, vừa nhìn người là biết ngay giàu sang hay nghèo hèn, chỉ cần một quẻ biết ngay họa phúc, chỉ cần một câu nói là có thể quyết định sinh tử của ai đó. Dù xuyên không trở thành con dâu nuôi từ bé của một gia đình nông dân thời cổ đại, cô vẫn có thể tiền tài như nước, ăn nên làm ra nhờ tài hoa và năng lực của chính mình!
Tuy nhiên khi đến một ngày bàn luận chuyện cưới hỏi, Dạ Dao Quang hỏi: “Tiền do muội kiếm, chàng do ta nuôi lớn, tiểu nhân ác nhân đều do muội đánh, yêu ma quỷ quái đều do muội đuổi, quyền quý phú hào đều nợ ân tình của muội, muội cần chàng làm gì?”
Chàng trai nào đó sở hữu khuôn mặt càng lớn càng trở nên đẹp một cách quỷ dị lạ thường đến gần: “Phu nhân phụ trách kiếm tiền nuôi gia đình, càn quét thiên hạ, để không thất sủng, vi phu tất nhiên sẽ đảm bảo mãi mãi xinh đẹp như hoa.”
Vì vậy, cô gái nào đó đầu óc mụ mị vì ham mê sắc đẹp đã đồng ý cưới!
Quyền khuynh thiên hạ, không bằng có nàng. Thế gian vĩnh hằng, chỉ có quyến lữ thần tiên..
Biên Hoang Truyền Thuyết
– Bối cảnh của truyện là vào thời Đông Tấn (317-420)
Loạn bát vương làm nhà Tây Tấn suy yếu trầm trọng. Hàng loạt tông thất có thế lực và tài năng bị giết, khiến hoàng tộc khủng hoảng nhân sự không có người phò trợ. Chiến tranh xảy ra khiến nhiều vùng bị tàn phá. Các bộ tộc ngoại vi thừa cơ xâm nhập và làm loạn Trung Hoa.
Do khủng hoảng nhân sự, các vị vương nhà Tấn phải dùng tới các tướng sĩ người “Hồ” và họ nhân đó phát triển thế lực. Một bộ tướng của Thành Đô vương Tư Mã Dĩnh (tham chiến bát vương) là Lưu Uyên[1] đã lớn mạnh trong lúc các sứ quân họ Tư Mã giết hại lẫn nhau. Khi loạn bát vương chấm dứt, Tư Mã Dĩnh đã bị giết; trong 8 vương chỉ còn lại Đông Hải vương Tư Mã Việt nắm quyền trong triều.
Lưu Uyên phát triển thành cánh quân độc lập. Năm 304, Uyên xưng làm vua, lập ra nhà Hán, sử gọi là Hán Triệu. Uyên mang quân đánh chiếm đất nhà Tấn. Trước khi Lưu Uyên nổi dậy, Lý Đặc, Lý Hùng ở Tây Thục đã nổi lên chống Tấn từ năm 302, cát cứ Tây Xuyên mà nhà Tấn không còn khả năng quản lý. Tháng 11 năm 306, Huệ Đế Tư Mã Trung bị giết, Hoài Đế Tư Mã Xí được lập lên thay. Nhà Tấn không dẹp nổi sự làm loạn của các ngoại tộc người Hồ tràn lan khắp trung nguyên.
Năm 310, Lưu Uyên chết, con là Vũ Đế Lưu Thông lên thay. Năm 311, Thông tấn công kinh thành Lạc Dương, bắt sống Tấn Hoài Đế và nhiều triều thần nhà Tấn. Trong cuộc tấn công của Lưu Thông, quân Tấn thất bại nhanh chóng do không đủ mạnh và các sứ quân nhà Tấn đều chỉ nhân loạn lạc để phát triển cơ đồ riêng, không có bụng cứu vua. Vua Tấn bị bắt nhưng vẫn không ai lập vua thay để có chính lệnh điều khiển “thiên hạ” cứu vãn tình thế. Mãi tới năm 313, nghe tin Hoài đế bị Lưu Thông giết hại, một bộ phận triều thần lập Tư Mã Nghiệp lên nối ngôi ở Tràng An, tức là Tấn Mẫn Đế. Năm 316, Lưu Thông lại đánh chiếm Tràng An bắt sống Mẫn Đế. Tấn Mẫn Đế làm tù binh rồi bị Lưu Thông giết chết. Nhà Tây Tấn diệt vong. Tồn tại từ năm 265 đến năm 316
Trong lúc ấy thân thuộc nhà Tấn bỏ chạy từ phía bắc về phía nam và tái lập nhà Tấn ở thành Kiến Khang, nằm ở phía đông nam Lạc Dương và Trường An, gần Nam Kinh ngày nay, dưới quyền Lang Nha Vương (琅邪王) Tư Mã Tuấn. Các họ lớn ở đó gồm có Chu 朱, Cam, Lữ, Cổ, Chu 周 ủng hộ Lang Nha Vương tự phong làm vua, tức là Nguyên Đế của triều Đông Tấn (東晉, 317-420) khi tin tức về việc Trường An thất thủ bay tới phương nam. Bởi vì các vị vua triều Đông Tấn thuộc dòng dõi Lang Nha vương, vốn là chi dưới trong họ Tư Mã, các nước Ngũ Hồ đối nghịch không công nhận tính chính thống của nó và lúc ấy họ gọi Tấn là “Lang Nha”.
Chính quyền Đông Tấn quân phiệt và đầy mâu thuẫn tồn tại 104 năm. Trong thời kỳ đầu, chính lệnh ở miền bắc đã mất nhưng một số tướng lĩnh giữ thành phía bắc vẫn theo nhà Đông Tấn mà chống Ngũ Hồ như Lưu Côn, Lý Củ, Vương Tuấn. Trong khi đó ở miền nam, trong số các tướng lĩnh, một số người cũng muốn bắc phạt để dẹp loạn Ngũ Hồ (điển hình là Tổ Địch), nhưng vì nội bộ luôn chứa đựng mâu thuẫn nên không thể tiến hành chính sách bắc phạt trường kỳ, do các tướng lĩnh địa phương gây loạn, điển hình là hai cuộc nổi loạn Vương Đôn và Tô Tuấn. Do không có sự phối hợp đủ mạnh của miền nam, các thành phía bắc dần dần bị cô lập và cuối cùng bị quân Ngũ Hồ đánh chiếm. Có mấy lần Đông Tấn có cơ hội bắc phạt tốt, như lúc Hán Triệu bị quyền thần Lặc Chuẩn tiêu diệt (319) hay nhà Hậu Triệu bị Nhiễm Mẫn tàn phá (350) nhưng vì nội bộ lục đục nên Đông Tấn không thể làm cuộc “trung hưng”…