Kiếm Hiệp19 bài viết tìm được
19 bài viết tìm được
Đường Chuyên
– La Mã không thể xây nên trong một ngày, tiểu thuyết cũng cần không gian để triển khai câu chuyện, để đi từ bình đạm lên tới cao trào. Đường Chuyên xuất phát từ câu chuyện rất bình thường, dần dần gây chú ý rồi lật đổ cả đại thần Nguyệt Quan, ngạo nghễ top 1 lịch sử – quân sự của quidian. Chỉ bằng vào nửa bộ Đường Chuyên thôi Kiết Dữ 2 đã chen chân vào nhóm tác giả được ưa chuộng nhất.Đường Chuyên với phong cách nhẹ nhàng, hóm hỉnh nhưng có nền tảng lịch sử sâu dày đã tạo nên sự đột phá điên đảo thể loại lịch sử quân sự. Lịch sử không thể lặp lại, nhưng lịch sử có thể viết lại, còn ai có thể viết lịch sử thoải mái mà không tùy tiện như Kiết Dữ 2?Vân Diệp chỉ là người bình thường, tướng mạo bình thường, trí tuệ bình thường, nghị lực cũng bình thường, giống như vô vàn người bình thường mà bạn thấy đi trên phố, nhưng ai quy định chỉ thiên tài mới được xuyên việt?
Vân Diệp xuyên việt, y tới những năm đầu Trinh Quan thời Đường, đi cùng y chỉ có một con ngựa hoang gặp nạn, y không hiểu quân sự, không hiểu chính trị, y chẳng thể lật tay làm mây úp tay làm mưa, nhưng y định sẵn sẽ làm thay đổi thời đại do kiếm và bút tô vẽ này. Sơ Đường có quá nhiều tiếc nuối, Trường Tôn hoàng hậu chết sớm, công chúa sống xoa hoa dâm dật, huynh đệ tương tàn, Vân Diệp nguyện làm một viên gạch lát nền cho Đại Đường để bù đắp nuối tiếc đó, để Đại Đường thêm tình người, chứ không phải chỉ có quyền lợi chinh phạt lạnh băng.Tiểu thuyết ăn nhanh cũng là tiểu thuyết, dù không giúp bạn tăng trưởng trí tuệ cũng giúp bạn tăng thêm kinh nghiệm, mang tới cho bạn niềm vui. Truyện cứ thong thả mà đọc, cuộc sống chầm chậm trôi qua.
Thuận Thiên Kiếm
Võ nồi: lấy thân mà nện, lấy nắp mà chém. 108 đường thiên cương địa sát.Ám khí trầu cau: lá trầu làm từ miếng thép mỏng như tờ giấy, mài thật sắc, giết người sao mà dễ. Quả cau đúc bằng thép đặc, ghè cho nhẵn, đả huyệt chẳng khó khăn. Độc dược trắng như vôi đi kèm. Ba thứ hợp lại, màu đỏ như son ấy là máu nạn nhân vậy.Võ chó: xuất phát từ ca dao tục ngữ của cha ông, khai thác tinh hoa linh hồn của loài vật trung thành.Thuận Thiên Kiếm, ứng thiên mệnh, đăng bảo toạ, lệnh quần hùng. Sau ngày An Dương Vương mất nước, kiếm báu cũng không còn chút tăm tích nào, chỉ có bốn câu này là được phiên sang tiếng Hán, truyền mãi tận sang bên Tàu.Có người nói chủ nhân đầu tiên của thần kiếm là ông Hồng Bàng Sùng Lãm, tức Lạc Long Quân. Tích lại kể chính cha ông là Kinh Dương Vương mới là người rèn nên và sử dụng kiếm trước tiên. Trăm người, thì mười ý. Song ai cũng nhất nhất tán thành, Thuận Thiên Kiếm là báu vật biểu tượng của đế quyền, của ngôi cửu ngũ chí tôn. Ai nắm giữ nó, người đó ắt sẽ đăng cơ xưng đế.Sang đến đời nhà Trần, lại xuất hiện những lời bàn ra tán vào về “ Rồng không đuôi ” trong giới thầy địa lí. Cụ thể ra sao ngoài nghề không rõ, nhưng nghe phong thanh thì thuyết này do Cao Biền để lại từ thời Mã Viện xâm lược nước Nam.Truyện xoay quanh nhân vật chính với cái tên lạ lùng: một đứa bé tám tuổi với cái tên Tạng Cẩu ( Chó Bẩn ) và những kì ngộ cậu gặp trên con đường trả mối thâm thù, đồng thời khắc hoạ lại một giai đoạn Hồ Mạt – Lê Sơ đầy đau thương và biến động. Chiến tranh Ngu – Minh, Lam Sơn dấy nghĩa, hội thề Lũng Nhai, Lê Lai cứu chúa…v.v… tất cả đều sẽ có trong Thuận Thiên Kiếm và còn hơn thế nữa. Bí mật xoay quanh thần kiếm nước Nam cũng sẽ từ từ được hé mở.Hồ mạt thế sự rối ren“ Rồng không đuôi ” tạo bao phen nhọc nhằnLam sơn dấy nghĩa khó khănHoa thơm lịch sử ngàn năm chẳng tànChú thích: tác viết theo kiểu kiếm hiệp kinh điển nên truyện sẽ không chia cấp độLink page của phần sách kèm Võ Lâm Toàn Thư: https://www.facebook.com/cothuyet0/
Kiêu Phong
– Kiêu Phong! Hắn là một cánh chim bằng lướt gió, bay vút lên trời xanh, ngạo nghễ ngắm nhìn thiên hạ quy phục dưới chân mình!
Kiêu Phong! Hắn là một con sói tham lam, đầy tham vọng, biết ẩn nhẫn, đẩy đưa, cũng không thiếu hung tàn ngoan độc!
Kiêu Phong! Hắn là một cơn gió kiêu hùng hay một cơn lốc xoáy quét qua cõi đời loạn lạc?
Hắn tên là Lục Thiên Phong và hắn cũng mạnh mẽ như gió, mềm mại như gió, uyển chuyển như gió từ trời cao!
Phải, hắn là một con sói hung tàn độc ác, nhưng hắn còn là một đứa con hiếu thảo, một người đàn ông lãng mạn đa tình, một người chồng ân cần chu đáo, một người anh tràn đầy tình cảm đối với em gái!
Hắn là người có ân tất báo, một người sở hữu một trái tim mẫn tiệp, một trí tuệ sắc sảo!
Hắn là trai giữa thời ly loạn, là một tướng lĩnh trí dũng song toàn, là anh hùng giữa những kẻ anh hùng!
Một khúc Kiêu Phong, miêu tả quá trình một con suối nhỏ tiến nhập vào Đại Giang, bỗng quay đầu lại, đã qua mấy mùa xuân hạ thu đông…
Sau loạn An Sử, đế quốc Đại Đường cực thịnh đã bắt đầu suy tàn và dần dần sụp đổ, trải qua vô số chiến loạn, lãnh thổ chia năm xẻ bảy, tạo thành đế quốc Đại Chu, đế quốc Đại Yến, đế quốc Đại Hán, đế quốc Đại Việt… Hắn – Lục Thiên Phong, nguyên là Lý Trác, một người hiện đại, một ngày kia bất chợt bị sét đánh, hồn xuyên về thời Đại Đường suy vong.
Lúc bấy giờ, Đại Đường suy tàn, loạn trong giặc ngoài, quân thần ly tâm, nguy cơ trùng trùng. Hắn như một con thiêu thân bé nhỏ, bất chấp biển lửa thiêu đốt, vẫn kiên định lao vào vòng xoáy hiểm nguy của quyền lực,vì quyết tâm sinh tồn, vì khát vọng, cũng vì dã tâm ngấm ngầm thiêu đốt. Người xưa nói loạn thế tạo anh hùng, quả không sai. Từ một nhân vật nhỏ nhoi, bằng vào ý chí nghị lực kiên định và tham vọng sôi trào trong huyết mạch, hắn từng bước trèo lên từng nấc thang quyền lực, tiêu diệt địch nhân tứ bề, hóa thân thành một luồng gió Kiêu Hùng, mạnh mẽ quét sạch bốn phương. Từ đây trở đi, không còn ai dám coi khinh hắn, không kẻ nào dám cả gan chèn ép hắn. Từ đây trở đi, hắn chễm chệ ngồi trên đỉnh cao, tay nắm đại quyền, người người ngưỡng vọng, mỹ nữ ái mộ…
Kiêu Phong kết hợp không chỉ lịch sử, quân sự, mà còn trộn lẫn cả võ hiệp, và một chút chất tu chân. Văn phong Hải Phong Nhi ngắn gọn, giản dị, không hoa mỹ, nhưng vẫn khá tinh tế với những đoạn miêu tả nội tâm, lột tả những góc riêng thầm kín, rất người của nhân vật, tạo nên nét đặc sắc, hấp dẫn rất riêng. Mỗi chương đầy sự kiện dồn dập tiếp nối, chương đã tận, nhưng âm hưởng vẫn còn vang vọng trong tâm trí người đọc, kích thích người đọc muốn biết ngay lập tức chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo.
Lục Thiên Phong không phải là một con người hoàn mỹ, Hải Phong Nhi đã tạo nên một nhân vật đa chiều, có ưu có khuyết, là một người vẫn có thể dễ dàng phạm sai lầm. Tuy là một người đầy hùng tâm tráng chí, tầm nhìn xa rộng, nhưng hắn vẫn có thể đau đầu vì vài chuyện nhỏ nhặt khi nó liên quan đến thân nhân, những lúc cô đơn hắn vẫn rất cần tri kỷ bầu bạn, cũng biết đau, biết yêu, rất đa tình mà lại chân tình…. Vì thân nhân, hắn có thể bất chấp tất cả, hắn quyết vượt lên mọi trở ngại, từ một dòng sông nhỏ đổ về Đại Giang, một phần vì cũng chỉ vì lo lắng cho sự an nguy của người thân yêu giữa thời loạn thế…
Nhóm dịch Nghĩa Hiệp kính mời quý độc giả đón đọc Kiêu Phong, một tác phẩm đặc sắc, hấp dẫn và rất đáng đọc của Hải Phong Nhi!
Biên Hoang Truyền Thuyết
– Bối cảnh của truyện là vào thời Đông Tấn (317-420)
Loạn bát vương làm nhà Tây Tấn suy yếu trầm trọng. Hàng loạt tông thất có thế lực và tài năng bị giết, khiến hoàng tộc khủng hoảng nhân sự không có người phò trợ. Chiến tranh xảy ra khiến nhiều vùng bị tàn phá. Các bộ tộc ngoại vi thừa cơ xâm nhập và làm loạn Trung Hoa.
Do khủng hoảng nhân sự, các vị vương nhà Tấn phải dùng tới các tướng sĩ người “Hồ” và họ nhân đó phát triển thế lực. Một bộ tướng của Thành Đô vương Tư Mã Dĩnh (tham chiến bát vương) là Lưu Uyên[1] đã lớn mạnh trong lúc các sứ quân họ Tư Mã giết hại lẫn nhau. Khi loạn bát vương chấm dứt, Tư Mã Dĩnh đã bị giết; trong 8 vương chỉ còn lại Đông Hải vương Tư Mã Việt nắm quyền trong triều.
Lưu Uyên phát triển thành cánh quân độc lập. Năm 304, Uyên xưng làm vua, lập ra nhà Hán, sử gọi là Hán Triệu. Uyên mang quân đánh chiếm đất nhà Tấn. Trước khi Lưu Uyên nổi dậy, Lý Đặc, Lý Hùng ở Tây Thục đã nổi lên chống Tấn từ năm 302, cát cứ Tây Xuyên mà nhà Tấn không còn khả năng quản lý. Tháng 11 năm 306, Huệ Đế Tư Mã Trung bị giết, Hoài Đế Tư Mã Xí được lập lên thay. Nhà Tấn không dẹp nổi sự làm loạn của các ngoại tộc người Hồ tràn lan khắp trung nguyên.
Năm 310, Lưu Uyên chết, con là Vũ Đế Lưu Thông lên thay. Năm 311, Thông tấn công kinh thành Lạc Dương, bắt sống Tấn Hoài Đế và nhiều triều thần nhà Tấn. Trong cuộc tấn công của Lưu Thông, quân Tấn thất bại nhanh chóng do không đủ mạnh và các sứ quân nhà Tấn đều chỉ nhân loạn lạc để phát triển cơ đồ riêng, không có bụng cứu vua. Vua Tấn bị bắt nhưng vẫn không ai lập vua thay để có chính lệnh điều khiển “thiên hạ” cứu vãn tình thế. Mãi tới năm 313, nghe tin Hoài đế bị Lưu Thông giết hại, một bộ phận triều thần lập Tư Mã Nghiệp lên nối ngôi ở Tràng An, tức là Tấn Mẫn Đế. Năm 316, Lưu Thông lại đánh chiếm Tràng An bắt sống Mẫn Đế. Tấn Mẫn Đế làm tù binh rồi bị Lưu Thông giết chết. Nhà Tây Tấn diệt vong. Tồn tại từ năm 265 đến năm 316
Trong lúc ấy thân thuộc nhà Tấn bỏ chạy từ phía bắc về phía nam và tái lập nhà Tấn ở thành Kiến Khang, nằm ở phía đông nam Lạc Dương và Trường An, gần Nam Kinh ngày nay, dưới quyền Lang Nha Vương (琅邪王) Tư Mã Tuấn. Các họ lớn ở đó gồm có Chu 朱, Cam, Lữ, Cổ, Chu 周 ủng hộ Lang Nha Vương tự phong làm vua, tức là Nguyên Đế của triều Đông Tấn (東晉, 317-420) khi tin tức về việc Trường An thất thủ bay tới phương nam. Bởi vì các vị vua triều Đông Tấn thuộc dòng dõi Lang Nha vương, vốn là chi dưới trong họ Tư Mã, các nước Ngũ Hồ đối nghịch không công nhận tính chính thống của nó và lúc ấy họ gọi Tấn là “Lang Nha”.
Chính quyền Đông Tấn quân phiệt và đầy mâu thuẫn tồn tại 104 năm. Trong thời kỳ đầu, chính lệnh ở miền bắc đã mất nhưng một số tướng lĩnh giữ thành phía bắc vẫn theo nhà Đông Tấn mà chống Ngũ Hồ như Lưu Côn, Lý Củ, Vương Tuấn. Trong khi đó ở miền nam, trong số các tướng lĩnh, một số người cũng muốn bắc phạt để dẹp loạn Ngũ Hồ (điển hình là Tổ Địch), nhưng vì nội bộ luôn chứa đựng mâu thuẫn nên không thể tiến hành chính sách bắc phạt trường kỳ, do các tướng lĩnh địa phương gây loạn, điển hình là hai cuộc nổi loạn Vương Đôn và Tô Tuấn. Do không có sự phối hợp đủ mạnh của miền nam, các thành phía bắc dần dần bị cô lập và cuối cùng bị quân Ngũ Hồ đánh chiếm. Có mấy lần Đông Tấn có cơ hội bắc phạt tốt, như lúc Hán Triệu bị quyền thần Lặc Chuẩn tiêu diệt (319) hay nhà Hậu Triệu bị Nhiễm Mẫn tàn phá (350) nhưng vì nội bộ lục đục nên Đông Tấn không thể làm cuộc “trung hưng”…
Bộ Bộ Sinh Liên
‘- Bộ Bộ Sinh Liên kể về Dương Đắc Thành do 1 lần tai nạn mà xuyên việt về thời bắc Tống nhập vào xác của Dương Hạo , 1
gia đinh trong phủ Đinh gia , Vốn là con của lão gia và mẹ hắn là 1 tì nữ sinh ra.
Điểm đặc biệt của bộ bộ sinh liên không giống như các truyện lịch sử khác đó là NVC không phải vừa xuyên việt về là bắt tay làm việc lớn .
Cả câu truyện là quá trình gần 10 năm từ những đau khổ mất mẹ mất người yêu rồi trả thù dần mong muốn cuộc sống an nhàn phú hộ của Dương Hạo rồi trở thành hùng bá 1 phuơng. Hắn cũng yêu… cũng tính toán… Cả quá trình gồm nhiều sự học tập trong thời kì thực tế Bắc Tống, và gần như rất ít thấy những kiến thức đặc biệt về tương lai, thuần túy là các trận đánh của những con người cùng thời kỳ, cùng vũ khí. Có thắng có thua… có thua đau… Các câu truyện LSQS khác nếu có tinh thần YY “ngựa giống “thì quá cao, nếu có tính quân phiệt thì tình cảm quá khô. Rất ít bộ có được sự cân bằng giữa cả hai.
Nói chung là hàng cực phẩm trong LSQS, cá nhân mình chưa thấy có bộ LSQS nào để lại nhiều ấn tượng cho mình như các tác phẩm của Nguyệt Quan.
Hoạt Sắc Sinh Kiêu
– Tống Dương, xuyên việt đến thời cổ đại tương đương với thời Tống nhưng là Đại Yến, trọng sinh vào một tiểu hài nhi mới sinh, con thứ tư của Đại Yến quốc thừa tướng. Tưởng như sinh vào đại gia đình phú hào, cuộc sống đã đảm bảo vinh hoa phú quý hưởng cả đời. Nhưng số phận trớ trêu, vì thi hành mệnh lệnh của nhà vua mê tín, vì đảm bảo tồn vinh của gia tộc mà thừa tướng phải hy sinh đứa con này. Một đứa trẻ mới trăm ngày tuổi thì có thể làm được gì? Liệu hắn có thể sống sót? Hắn sẽ trả thù những kẻ đã muốn hại hắn? Số phận đã đặt sẵn cho hắn một con đường đầy chông gai nhưng không kém phần màu sắc. Hãy cùng Tống Dương vượt qua trắc trở để trở thành một kiêu hùng.
– Nhận xét: Truyện liên tục đứng đầu bảng xếp hạng truyện mới trên trang qidian bởi lối viết đầy sức hút, cuốn người đọc ngay từ những chương đầu tiên, với cách sắp đặt tình tiết logic cùng một óc tưởng tượng phong phú của tác giả, chúng ta sẽ được thưởng thức những màn đấu trí tuyệt đỉnh, những màn đấu võ gay cấn cùng những tình huống hài hước, nhưng không kém phần tình cảm chỉ có trong Hoạt Sắc Sinh Kiêu.
Phong Lưu
– Một thanh niên mạnh khỏe xuyên việt tới thời Nhà Đường, tán đệ nhất mỹ nữ Dương Quý Phi! Đây là một truyện không hẳn thuộc thể loại lịch sử, cũng không hẳn kiếm hiệp, lại có phần sắc hiệp.
– Nét chính của truyện thì… hèm hèm. Ít tu luyện, hậu cung nhiều… Ngắn gọn mà súc tích. Đọc giải trí và YY rất tốt!^^ Mời bạn đọc cùng thưởng thức.
Tam Cung Lục Viện Thất Thập Nhị Phi
– Long Dận Không – con trai thứ 31 của hoàng đế nhà Khang, sinh ra trong hậu cung khi mẹ bị thất sủng, tới lúc 16 tuổi chỉ nhìn mặt cha (ông vua) được có hai hay ba lần gì đó, từ một lần cứu một cô gái và dòng đời đẩy đưa, cộng với ý muốn muốn thoát khỏi ngục tù của hoàng cung và lập nên sự nghiệp, nên Long Dận Không sang nước Tần làm chất (con tin – do lúc đó hai nước Khang – Tần sắp xảy ra chiến sự).
– Từ đó cuộc hành trình của Long Dận Không bắt đầu với những âm mưu, quỷ kế, liệp diễm (cua gái)
Tầm Tần Ký
– Hạng Thiếu Long là một con người có khả năng quyết đoán, sự thông minh, và còn rất đa tình.Khiến cho độc giả luôn rất hài lòng về những hành động, cách sử lý của nhân vật, không hề gây ức chế.rn
Khi đọc đến những trang truyện cuối cùng mình quả thật rất khâm phục Huỳnh Dị,bằng việc áp dụng tư duy logic vào truyện, Huỳnh Dị đã khiến độc giả cảm thấy những tình tiết của truyện vô cùng hợp lý rất giống những gì sách sử ghi lại mặc dù đây là một câu truyện kể về một người từ tương lại trở về quá khứ.
Người đọc có cảm giác hình như có một Hạng Thiếu Long bằng xương bằng thịt thật đã từ tương lai trở về quá khứ thật.Đây chính là sự tài tình của Huỳnh Dị.
Soán Đường
– Sống trong thời loạn thế, thân thế khó bề phân biệt.
Trong lòng ta không hướng tới phú quý nhưng không biết vì sao phú quý lại liên tục xuất hiện.
Đây là một câu chuyện một người hiện đại xuyên việt về Tùy Đường.
Có ân oán tình cừu, có khí thế hào hùng, còn có vô số phong lưu…