Giọng nữ90 bài viết tìm được
90 bài viết tìm được
Huyền Lục
Có một nơi, ở đó người tu chân quá nhiều. Khi tu chân giới trở nên quá thịnh hành, sẽ có những người muốn trở thành phàm nhân. Trở thành người thường, có thể nếm được ngũ vị tạp trần của thế gian, của nhân sinh.
Ngươi có muốn tu luyện lại không? – Không.
Tại sao? – Vì ta chết một lần rồi.
Vậy sao ngươi lại tu? – Vì ta sợ chết.
Một câu chuyện tu chân đan xen giữa sinh hoạt đời sống của phàm nhân liền bắt đầu từ đây.
Tuyệt Đỉnh Đan Tôn
‘- Đời trước hắn chính là một vị Đan Tôn được người người kính trọng, chỉ bởi luyện chết Sinh Tử Luân Hồi đan mà gặp nạn. Thế nhưng hồn phách hắn lại gặp một cơ duyên lớn, sống lại trên người của một thiếu niên bình thường có tên là Phương Lâm.
Từ đây Phương Lâm trở thành một tồn tại không có một ai cản được.
Thiên tài đan đạo sao? Ở trước mặt hắn chỉ là một kẻ cặn bã mà thôi.
Thiên tài võ đại thì thế nào? Nào nào, ngươi mau lại đây nếm thử chút đan dược do đại sư Phương Lâm ta luyện chế ra.
Trên quãng đường đến vị trí Đan Tôn muôn trùng khó khăn, phía sau cửu đỉnh chính là tuyệt đỉnh luôn chờ hắn.
Tự Cẩm
– Trong kinh thành mọi người đều đồn đại rằng ở trong Khương gia thì Tứ tiểu thư nổi tiếng là một đại tuyệt sắc mỹ nhân. Nhưng đáng tiếc là đáng tiếc lúc nàng xinh đẹp nhất lại bị phủ An quốc công chọn trúng.
Không chỉ vậy mà đêm trước khi Khương Tự xuất giá, vị hôn phu cùng nữ nhân khác nhảy sông tự tử…
Ngô Gia Kiều Thê
– Khương Lệnh Uyển ở kiếp trước chính là dạng phụ nữ bướng bỉnh, dù kết hôn 5 năm nhưng vẫn không có con. Thế mà Lục Tông chưa từng ghét bỏ vẫn cứ sủng nàng đến đòi mòi, chỉ thiếu điều mang tim gan móc ra cho nàng.
Sống lại một lần nữa, Lệnh Uyển quyết định làm một kiều thuê, giúp Lục Tông chứng bánh bao, luộc bánh bao, rồi lại luộc bánh bao, chưng bánh bao…
Mục tiêu đời này của nàng chính là có thể với Lục Tông, ba năm ôm hai, mười năm một đàn!
Nhưng vấn đề là bây giờ nàng chỉ là một tiểu oa nhi mập mạp trắng trẻo a!
“A, vú nương, ta đói” – Vẫn là ăn no rồi lại đi tìm Lục Tông đi.
Ý nghĩa tên truyện: cô vợ xinh đẹp của tôi, chữ “ngô” ở đây nghĩa là của tôi chứ không phải một họ nhé, còn chữ “kiều” tác giả dùng có hai nghĩa, một là xinh đẹp đáng yêu, hai là tính tình bị nuông chiều.
Kiêu Phong
– Kiêu Phong! Hắn là một cánh chim bằng lướt gió, bay vút lên trời xanh, ngạo nghễ ngắm nhìn thiên hạ quy phục dưới chân mình!
Kiêu Phong! Hắn là một con sói tham lam, đầy tham vọng, biết ẩn nhẫn, đẩy đưa, cũng không thiếu hung tàn ngoan độc!
Kiêu Phong! Hắn là một cơn gió kiêu hùng hay một cơn lốc xoáy quét qua cõi đời loạn lạc?
Hắn tên là Lục Thiên Phong và hắn cũng mạnh mẽ như gió, mềm mại như gió, uyển chuyển như gió từ trời cao!
Phải, hắn là một con sói hung tàn độc ác, nhưng hắn còn là một đứa con hiếu thảo, một người đàn ông lãng mạn đa tình, một người chồng ân cần chu đáo, một người anh tràn đầy tình cảm đối với em gái!
Hắn là người có ân tất báo, một người sở hữu một trái tim mẫn tiệp, một trí tuệ sắc sảo!
Hắn là trai giữa thời ly loạn, là một tướng lĩnh trí dũng song toàn, là anh hùng giữa những kẻ anh hùng!
Một khúc Kiêu Phong, miêu tả quá trình một con suối nhỏ tiến nhập vào Đại Giang, bỗng quay đầu lại, đã qua mấy mùa xuân hạ thu đông…
Sau loạn An Sử, đế quốc Đại Đường cực thịnh đã bắt đầu suy tàn và dần dần sụp đổ, trải qua vô số chiến loạn, lãnh thổ chia năm xẻ bảy, tạo thành đế quốc Đại Chu, đế quốc Đại Yến, đế quốc Đại Hán, đế quốc Đại Việt… Hắn – Lục Thiên Phong, nguyên là Lý Trác, một người hiện đại, một ngày kia bất chợt bị sét đánh, hồn xuyên về thời Đại Đường suy vong.
Lúc bấy giờ, Đại Đường suy tàn, loạn trong giặc ngoài, quân thần ly tâm, nguy cơ trùng trùng. Hắn như một con thiêu thân bé nhỏ, bất chấp biển lửa thiêu đốt, vẫn kiên định lao vào vòng xoáy hiểm nguy của quyền lực,vì quyết tâm sinh tồn, vì khát vọng, cũng vì dã tâm ngấm ngầm thiêu đốt. Người xưa nói loạn thế tạo anh hùng, quả không sai. Từ một nhân vật nhỏ nhoi, bằng vào ý chí nghị lực kiên định và tham vọng sôi trào trong huyết mạch, hắn từng bước trèo lên từng nấc thang quyền lực, tiêu diệt địch nhân tứ bề, hóa thân thành một luồng gió Kiêu Hùng, mạnh mẽ quét sạch bốn phương. Từ đây trở đi, không còn ai dám coi khinh hắn, không kẻ nào dám cả gan chèn ép hắn. Từ đây trở đi, hắn chễm chệ ngồi trên đỉnh cao, tay nắm đại quyền, người người ngưỡng vọng, mỹ nữ ái mộ…
Kiêu Phong kết hợp không chỉ lịch sử, quân sự, mà còn trộn lẫn cả võ hiệp, và một chút chất tu chân. Văn phong Hải Phong Nhi ngắn gọn, giản dị, không hoa mỹ, nhưng vẫn khá tinh tế với những đoạn miêu tả nội tâm, lột tả những góc riêng thầm kín, rất người của nhân vật, tạo nên nét đặc sắc, hấp dẫn rất riêng. Mỗi chương đầy sự kiện dồn dập tiếp nối, chương đã tận, nhưng âm hưởng vẫn còn vang vọng trong tâm trí người đọc, kích thích người đọc muốn biết ngay lập tức chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo.
Lục Thiên Phong không phải là một con người hoàn mỹ, Hải Phong Nhi đã tạo nên một nhân vật đa chiều, có ưu có khuyết, là một người vẫn có thể dễ dàng phạm sai lầm. Tuy là một người đầy hùng tâm tráng chí, tầm nhìn xa rộng, nhưng hắn vẫn có thể đau đầu vì vài chuyện nhỏ nhặt khi nó liên quan đến thân nhân, những lúc cô đơn hắn vẫn rất cần tri kỷ bầu bạn, cũng biết đau, biết yêu, rất đa tình mà lại chân tình…. Vì thân nhân, hắn có thể bất chấp tất cả, hắn quyết vượt lên mọi trở ngại, từ một dòng sông nhỏ đổ về Đại Giang, một phần vì cũng chỉ vì lo lắng cho sự an nguy của người thân yêu giữa thời loạn thế…
Nhóm dịch Nghĩa Hiệp kính mời quý độc giả đón đọc Kiêu Phong, một tác phẩm đặc sắc, hấp dẫn và rất đáng đọc của Hải Phong Nhi!
Tổng Giám Đốc Siêu Cấp
– Nam chính la được miêu tả có số phận vô cùng thê thảm một màu đen chính Dương Tuấn Vũ. Cuộc đời hắn khi vừa lên 8 tuổi thì cha mẹ gặp tai nạn xe hơi mất mạng, đến khi 12 tuổi thì bà ngoại cũng mất. Không chỉ vậy mà hắn đi xin việc thì luôn bị mất việc bởi những lý do “chính đáng vớ vẩn”, đến khi được chỉ có tình yêu đi cùng với hắn.
Cứ nghĩ hắn còn chút niềm vui nhỏ nhưng không ngờ sau 8 năm thì người yêu cũng chắp cánh bay đi. Dương Tuấn Vũ chán nản và quyết định nhận lời một công việc chi nhánh Na Uy của ngân hàng A&B. Hắn lên máy bay và quyết vứt bỏ lại quá khứ để sống một cuộc sống mới. Nhưng……….
Đúng vậy, lên máy bay và máy bay rơi. Số hắn quá nhọ. Nhưng trên chuyến bay cuối đời ấy, hắn lại gặp được một niềm vui nhỏ- quen được 1 cô bé xinh đẹp, có đôi mắt trong như pha lê, hắn đã giúp đỡ cô và nhận được lời hẹn ước rằng: Nếu có thời gian quay lại thì em và anh hãy thử yêu nhau nhé?
Hắn đã nhận lời. Và………… Ừm. Được sống lại thật… Hắn phải làm sao?????
…
Truyện được viết có tên Việt Nam nhưng mọi thứ đều là tưởng tượng, nó sẽ không phản ánh bất cứ sự thật gì ở thực tế.
…
Phù Diêu
– Lãng tử Vương Quốc Hoa được ông trời cho cơ hội sống lại, lại một lần làm lại cuộc đời, Vương Quốc Hoa sẽ đối mặt với nó như thế nào? Sẽ bước tiếp con đường cũ hay bức phá bản thân ở con đường mới?
Sau Sỹ Đồ Phong Lưu, Phù Diêu là tác phẩm tiếp theo của cùng tác giả Đoạn Nhận Thiên Nhai (Một số nơi ghi là Đoạn Nhận Thiên Thai). Truyện xếp thứ hạng cao trên trang qidian, trong top 20 hàng tháng.
Biên Hoang Truyền Thuyết
– Bối cảnh của truyện là vào thời Đông Tấn (317-420)
Loạn bát vương làm nhà Tây Tấn suy yếu trầm trọng. Hàng loạt tông thất có thế lực và tài năng bị giết, khiến hoàng tộc khủng hoảng nhân sự không có người phò trợ. Chiến tranh xảy ra khiến nhiều vùng bị tàn phá. Các bộ tộc ngoại vi thừa cơ xâm nhập và làm loạn Trung Hoa.
Do khủng hoảng nhân sự, các vị vương nhà Tấn phải dùng tới các tướng sĩ người “Hồ” và họ nhân đó phát triển thế lực. Một bộ tướng của Thành Đô vương Tư Mã Dĩnh (tham chiến bát vương) là Lưu Uyên[1] đã lớn mạnh trong lúc các sứ quân họ Tư Mã giết hại lẫn nhau. Khi loạn bát vương chấm dứt, Tư Mã Dĩnh đã bị giết; trong 8 vương chỉ còn lại Đông Hải vương Tư Mã Việt nắm quyền trong triều.
Lưu Uyên phát triển thành cánh quân độc lập. Năm 304, Uyên xưng làm vua, lập ra nhà Hán, sử gọi là Hán Triệu. Uyên mang quân đánh chiếm đất nhà Tấn. Trước khi Lưu Uyên nổi dậy, Lý Đặc, Lý Hùng ở Tây Thục đã nổi lên chống Tấn từ năm 302, cát cứ Tây Xuyên mà nhà Tấn không còn khả năng quản lý. Tháng 11 năm 306, Huệ Đế Tư Mã Trung bị giết, Hoài Đế Tư Mã Xí được lập lên thay. Nhà Tấn không dẹp nổi sự làm loạn của các ngoại tộc người Hồ tràn lan khắp trung nguyên.
Năm 310, Lưu Uyên chết, con là Vũ Đế Lưu Thông lên thay. Năm 311, Thông tấn công kinh thành Lạc Dương, bắt sống Tấn Hoài Đế và nhiều triều thần nhà Tấn. Trong cuộc tấn công của Lưu Thông, quân Tấn thất bại nhanh chóng do không đủ mạnh và các sứ quân nhà Tấn đều chỉ nhân loạn lạc để phát triển cơ đồ riêng, không có bụng cứu vua. Vua Tấn bị bắt nhưng vẫn không ai lập vua thay để có chính lệnh điều khiển “thiên hạ” cứu vãn tình thế. Mãi tới năm 313, nghe tin Hoài đế bị Lưu Thông giết hại, một bộ phận triều thần lập Tư Mã Nghiệp lên nối ngôi ở Tràng An, tức là Tấn Mẫn Đế. Năm 316, Lưu Thông lại đánh chiếm Tràng An bắt sống Mẫn Đế. Tấn Mẫn Đế làm tù binh rồi bị Lưu Thông giết chết. Nhà Tây Tấn diệt vong. Tồn tại từ năm 265 đến năm 316
Trong lúc ấy thân thuộc nhà Tấn bỏ chạy từ phía bắc về phía nam và tái lập nhà Tấn ở thành Kiến Khang, nằm ở phía đông nam Lạc Dương và Trường An, gần Nam Kinh ngày nay, dưới quyền Lang Nha Vương (琅邪王) Tư Mã Tuấn. Các họ lớn ở đó gồm có Chu 朱, Cam, Lữ, Cổ, Chu 周 ủng hộ Lang Nha Vương tự phong làm vua, tức là Nguyên Đế của triều Đông Tấn (東晉, 317-420) khi tin tức về việc Trường An thất thủ bay tới phương nam. Bởi vì các vị vua triều Đông Tấn thuộc dòng dõi Lang Nha vương, vốn là chi dưới trong họ Tư Mã, các nước Ngũ Hồ đối nghịch không công nhận tính chính thống của nó và lúc ấy họ gọi Tấn là “Lang Nha”.
Chính quyền Đông Tấn quân phiệt và đầy mâu thuẫn tồn tại 104 năm. Trong thời kỳ đầu, chính lệnh ở miền bắc đã mất nhưng một số tướng lĩnh giữ thành phía bắc vẫn theo nhà Đông Tấn mà chống Ngũ Hồ như Lưu Côn, Lý Củ, Vương Tuấn. Trong khi đó ở miền nam, trong số các tướng lĩnh, một số người cũng muốn bắc phạt để dẹp loạn Ngũ Hồ (điển hình là Tổ Địch), nhưng vì nội bộ luôn chứa đựng mâu thuẫn nên không thể tiến hành chính sách bắc phạt trường kỳ, do các tướng lĩnh địa phương gây loạn, điển hình là hai cuộc nổi loạn Vương Đôn và Tô Tuấn. Do không có sự phối hợp đủ mạnh của miền nam, các thành phía bắc dần dần bị cô lập và cuối cùng bị quân Ngũ Hồ đánh chiếm. Có mấy lần Đông Tấn có cơ hội bắc phạt tốt, như lúc Hán Triệu bị quyền thần Lặc Chuẩn tiêu diệt (319) hay nhà Hậu Triệu bị Nhiễm Mẫn tàn phá (350) nhưng vì nội bộ lục đục nên Đông Tấn không thể làm cuộc “trung hưng”…
Hàn Môn Kiêu Sĩ
– Khi quân Kim gót sắt sắp đạp vỡ Hoàng Hà băng cứng, hắn đi vào cái này phồn hoa như thanh minh Thượng Hà Đồ thời đại…
Đại thần Cao Nguyệt thì chắc là không cần phải giới thiệu rồi, tùy thuộc vào đọc giả có thích văn phong hay bố cục truyện của lão thôi… Xin mời…
Y Đạo Quan Đồ
– Hầu như tất cả mọi người đều biết đệ nhất hảo hán cuối thời Tùy là Lý Nguyên Bá, nhưng có mấy ai biết được đệ nhất thánh thủ cuối thời Tùy là Trương Nhất Châm. Dân tộc Trung Hoa trước nay vẫn có anh hùng lưu danh thiên cổ, gian thần để tiếng xấu muôn đời. Loại người tham tiền háo sắc như Trương Nhất Châm rất dễ bị thế gian vùi lấp.
Trương Nhất Chân không phải là một anh hùng, tuy rằng y thuật của y cao siêu, thế nhưng chưa bao giờ làm chuyện gì không có hồi báo. Tìm hắn xem bệnh rất dễ, phải có bạc, phải có mỹ nữ. Trương Nhất Châm chữa bệnh cho người giàu có, trên cơ bản đều có bạc, Trương Nhất Châm chữa bệnh cho nữ nhân, đại đa số đều là dung mạo xuất chúng, đối với loại đại phu bất lương này dã sử cũng xấu hổ khi ghi chép.
Trương Nhất Châm chết rất thảm, võ công hắn đã đạt tới cảnh giới tuyệt vời, đầu tiên là uống rượu độc của Tùy Dương đế, sau đó bị một nghìn ngự lâm quân loạn tiễn xuyên tim. Mà nguyên nhân cũng chỉ vì hắn làm một chuyện tốt, cứu sống quý phi khó sinh của Tùy Dương đế, cho nên hắn cảm thấy rất là oan uổng, làm việc tốt cứu sống được mẹ con hai mạng người, vậy mà có cái kết cục này, thực sự là thiên cổ kỳ oan mà.
Dương Đế cũng oán hận: “Mẹ mày chứ, nữ nhân của tao mà cũng dám chạm vào, cho mày chết như vậy là tiện nghi cho mày lắm rồi!”
Khoa học sau này đã chứng minh, năng lượng oán khí quá mạnh có thể sẽ xuyên qua thời không, oán khí tới tận trời, cho nên Trương Nhất Châm cũng trở thành một người may mắn nhất trong trăm nghìn vạn người, được xuyên qua.